Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Tư vấn TTBYT giai đoạn 2008-2012

QUY CHẾ

Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Tư vấn trang thiết bị y tế

Bộ Y tế giai đoạn 2008 – 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-BYT ngày     tháng    năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

———————————-

Chương I

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 1. Chức năng của Hội đồng:

Hội đồng Tư vấn trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tham mưu, tư vấn và phản biện về lĩnh vực trang thiết bị y tế của Bộ Y tế.

Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng:

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn và phản biện về chiến lược, định hướng đầu tư và sản xuất trang thiết bị y tế; phát triển mạng lưới đảm bảo chất lượng (kiểm chuẩn, bảo trì, sửa chữa…); hợp tác quốc tế và đào tạo cán bộ chuyên ngành lĩnh vực trang thiết bị y tế.

Nhiệm vụ của từng Tiểu ban

  1. Tiểu ban tư vấn về sản xuất trang thiết bị y tế:

Tiểu ban có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét các điều kiện để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế cho doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân.

  1. Tiểu ban tư vấn về nhập khẩu trang thiết bị y tế:

Tiểu ban có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định các hồ sơ và đơn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế theo đúng Quy trình thẩm định, cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và có biên bản để trình cấp có thẩm quyền ký cho phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định.

Tiểu ban họp định kỳ một lần một tuần. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường.

Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế là đơn vị thường trực của Tiểu ban, có trách nhiệm là đầu mối tổ chức thẩm định hồ sơ cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.

  1. Tiểu ban tư vấn về công nghệ, cấu hình kỹ thuật trang thiết bị y tế:

Tiểu ban có nhiệm vụ :

–            Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về định hướng đầu tư trang thiết bị y tế cho các tuyến y tế, các trung tâm y tế chuyên sâu và các chuyên khoa trong ngành y tế;

–            Nghiên cứu, đề xuất, dự báo những phương pháp và công nghệ thiết bị y tế tiên tiến sẽ được sử dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh ở Việt Nam trong những năm tới để chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư và đào tạo cán bộ chuyên sâu;

–            Tư vấn cho Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc quản lý, chỉ đạo, định hướng nghiên cứu chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế;

–            Tổ chức thẩm định về kỹ thuật và tính hợp pháp của những trang thiết bị y tế lần đầu tiên đưa vào sử dụng tại Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

–            Thẩm định danh mục, cấu hình kỹ thuật và dự toán trang thiết bị y tế của các dự án đầu tư có mua sắm trang thiết bị y tế.

Điều 3. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 5 năm.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 4. Tổ chức của Hội đồng:

  1. Hội đồng gồm có Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và các Uỷ viên hoạt động theo 03 Tiểu ban: Tiểu ban tư vấn về sản xuất trang thiết bị y tế; Tiểu ban tư vấn về nhập khẩu trang thiết bị y tế ; Tiểu ban tư vấn về công nghệ, cấu hình kỹ thuật trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 1630/QĐ-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng Tư vấn trang thiết bị giai đoạn 2008 – 2012.
  2. Thường trực Hội đồng đặt tại Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế – Bộ Y tế và có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức các hoạt động của Hội đồng.

Điều 5. Phân công nhiệm vụ của Hội đồng:

  1. Chủ tịch:

Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trang thiết bị y tế của Bộ Y tế, có các nhiệm vụ:

  1. a)Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy định tại Quy chế này;
  2. b)Chỉ đạo và phân công các Phó chủ tịch và Tổ thư ký của Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu cho các phiên họp Hội đồng;
  3. c)Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng;
  4. d)Duyệt và trình Bộ trưởng các kiến nghị, đề xuất và tư vấn của Hội đồng.
  5. Phó chủ tịch:
  6. a)Phụ trách lĩnh vực hoạt động do Chủ tịch Hội đồng phân công;
  7. b)Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
  8. Các thành viên Hội đồng:
  9. a)Tham gia đầy đủ các phiên họp theo lịch triệu tập của Chủ tịch Hội đồng;
  10. b)Chuẩn bị và chủ động tham gia đề xuất ý kiến về những vấn đề chuyên môn trang thiết bị y tế và các nội dung đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về những ý kiến đó;
  11. c)Được quyền bảo lưu ý kiến khác biệt (nếu có) để trình cấp trên xem xét;
  12. d)Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Quy chế này;
  13. e)Chấp hành những quy định về bảo mật của Nhà nước liên quan đến tài liệu và hoạt động của Hội đồng.

  1. Tổ chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành trang thiết bị y tế:

Tham mưu, tư vấn, thẩm định và phản biện về những vấn đề chuyên môn kỹ thuật có liên quan trong từng lĩnh vực trang thiết bị y tế, được quyền bảo lưu ý kiến khác biệt (nếu có) để trình cấp trên xem xét.

  1. Tổ thư ký của Hội đồng:
  2. a)Giải quyết những công việc liên quan giữa 2 cuộc họp của Hội đồng;
  3. b)Chuẩn bị và báo cáo chương trình, nội dung và tài liệu của các cuộc họp Hội đồng;
  4. c)Thông qua biên bản của các cuộc họp Hội đồng.

Điều 6. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:

Hội đồng làm việc theo các Tiểu ban, căn cứ vào tính chất, nội dung công việc cụ thể, các thành viên Hội đồng và chuyên gia kỹ thuật được mời tham gia theo từng lĩnh vực chuyên sâu của các Tiểu ban dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.

Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời các nhà khoa học trong và ngoài ngành đến dự họp. Khách mời có quyền thảo luận các vấn đề nêu ra trong phiên họp nhưng không được tham gia bỏ phiếu và phải chấp hành những quy định về chế độ bảo mật.

Điều 7. Tài liệu họp Hội đồng:

Tổ thư ký của Hội đồng có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các tài liệu về các vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng. Đối với các cuộc họp tư vấn về công nghệ, cấu hình tính năng kỹ thuật thiết bị y tế sẽ chuyển tài liệu đến các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước khi họp ít nhất 3 ngày đối với các phiên họp định kỳ và ít nhất 1 ngày đối với các phiên họp bất thường.

Điều 8. Phương thức làm việc của Hội đồng:

Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số khi quyết định các vấn đề và ghi thành Nghị quyết của Hội đồng. Mọi ý kiến phát biểu phải được ghi thành biên bản họp Hội đồng.

Điều 9. Kinh phí hoạt động của Hội đồng:

  1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được lấy từ các nguồn thu phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác và sử dụng đúng theo quy định của pháp luật.
  2. Kinh phí đi lại, công tác phí và sinh hoạt phí cho các thành viên Hội đồng, khách mời thuộc Bộ Y tế được thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước và được thanh toán tại cơ quan chủ quản của thành viên. Trường hợp không thuộc Bộ Y tế, mọi chi phí liên quan được thanh toán vào kinh phí hoạt động chung của Hội đồng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Điều 10. Quy chế này có 3 Chương, 10 Điều.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định sửa đổi hoặc bổ sung những điều khoản quy định trong bản Quy chế này./.

 

  BỘ TRƯỞNG 

Nguyễn Quốc Triệu